Hiệp định Giơnevơ 1954 - một nấc thang trên tiến trình giải phóng dân tộc
Hiệp
định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình
chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ để khôi phục hòa bình ở Đông
Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo
Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Nguyên
ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục
hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết
quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Ngày
25/1/1954, bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô gặp nhau tại khu vực do Mỹ kiểm soát
ở Berlin nhằm giải quyết việc thống nhất nước Đức. Tại Hội nghị này ngoại trưởng
Pháp Georges Bidault gặp riêng ngoại trưởng Liên Xô Molotov, ngoại trưởng Anh
Eden và ngoại trưởng Mỹ Dulles để thuyết phục các nước này đưa vấn đề Đông
Dương ra thảo luận tại một hội nghị sẽ được tổ chức trong tương lai. Trước đó,
Molotov đã đề nghị với Bidault rằng Liên Xô sẽ giúp Pháp thu xếp đình chiến tại
Đông Dương với điều kiện Pháp rút khỏi Cộng đồng Phòng thủ châu Âu nhưng Pháp từ
chối. Hội nghị ở Berlin kết thúc ngày 18/2/1954 mà không mang lại kết quả nào về
việc thống nhất nước Đức tuy nhiên các bên tham dự đồng ý lời đề nghị của Ngoại
trưởng Liên Xô Molotov mở cuộc đàm phán bao gồm 5 nước lớn tại Genève vào ngày
26/4/1954 để bàn về việc hòa giải và tái lập hòa bình tại Triều Tiên và Đông
Dương.
Bộ
trưởng Quốc phòng Pháp René Pleven cho rằng tình hình chính trị và quân sự tại
Việt Nam hoàn toàn không có lợi cho Pháp. Việt Minh không được dân chúng ưa chuộng
nhưng khiến người ta sợ và tôn trọng. Lãnh thổ do Việt Minh kiểm soát ngày càng
tăng. Pleven cho rằng phải cố gắng hết sức ở Hội nghị Genève để tìm một giải
pháp có thể chấp nhận được nhưng ông cũng khuyên phải tránh tiếp xúc trực tiếp
với Hồ Chí Minh để Quốc gia Việt Nam không coi đó là việc Pháp phản bội đồng
minh.
Ngày
10/3/1954, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chấp thuận tham dự Hội nghị Genève theo đề
nghị của Pháp.
Phía
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề ra lập trường 8 điểm
Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia.
Ký một hiệp định về việc rút quân đội nước
ngoài ra khỏi 3 nước trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi
rút quân, đạt thỏa thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong
một số khu vực hạn chế.
Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm
thành lập chính phủ duy nhất cho mỗi nước.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố ý định
xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia
nhập đó.
3 nước thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn
hóa của Pháp tại mỗi nước. Sau khi chính phủ duy nhất được thành lập, các quan
hệ kinh tế và văn hóa được giải quyết theo đúng các nguyên tắc bình đẳng và củng
cố.
Hai bên cam kết không truy tố những người hợp
tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.
Trao đổi tù binh và dân thường bị bắt trong
chiến tranh
Ngừng bắn hoàn toàn và đồng thời trên toàn
Đông Dương, đình chỉ đưa quân đội và thiết bị quân sự mới vào Đông Dương, lập Ủy
ban Liên hợp quân sự hai bên và Ủy ban Quốc tế giám sát để bảo đảm thực hiện Hiệp
định đình chiến.
Hiệp
định Genève có nội dung cơ bản như sau:
Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc
lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không
can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.
Các
bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
Các
bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù
binh
Dân
chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian
quân đội hai bên đang tập kết
Cấm
đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài
không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
Thành
lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International
Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la
Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm
chủ tịch.
Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới
tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời.
Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính
quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, điều 14
ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân
đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ
phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy."
Điều
6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không
thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính
trị hay lãnh thổ."
Hiệp
định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như
cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản
tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức
vào tháng 7/1956.
Nhận xét
Đăng nhận xét