Nếp uốn



Thuật ngữ nếp uốn được sử dụng trong địa chất học dể mô tả một hoặc một tập hợp các lớp đá hoặc các mặt địa chất bị uốn cong dạng sóng. Các nếp uốn có kích thước rất khác nhau, từ các vi nếp uốn đến các nếp uốn khu vực 


Nếp uốn có thể tồn tại dưới dạng một nếp uốn độc lập hoặc tạo thành một chuối các nếp uốn có kích thước và quy mô khác nhau.
Các nếp uốn phát triển, tập hợp trên quy mô khu vực tạo nên một đai uốn nếp, và thường thấy ở các đai tạo núi. Nếp uốn được hình hành do sự biến dạng dẻo và vĩnh viễn của thể địa chất được hình thành trong nhiều điều kiện khác nhau. 


Nếp uốn có thể được hình thành do sự biến dạng trong quá trình thành tạo thể địa chất như sự phân dị khi gắn kết của các lớp đá hoặc do tác động của sự xâm nhập magma.
Tuy nhiên, hầu hết các nếp uốn là hậu quả của quá trình biến dạng kiến tạo sau khi thể địa chất hình thành làm cho thể địa chất bị ép nén, hoặc có thể được thành tạo do sự dịch chuyển dọc theo các mặt đứt gãy hoặc ở đầu của một đới đứt gãy đang phát triển. 


Địa chất Cấu tạo chủ yếu nghiên cứu các nếp uốn được hình thành bởi các vận động kiến tạo, thường là hậu quả của sự ép nén hoặc sự dịch chuyển của các địa khối.
Sự phổ biến của các nếp uốn trong các đới trượt thuộc các đai tạo núi của Vỏ Trái Đất cho thấy các biến dạng dẻo đã dẫn tới sự thay đổi một cách từ từ và liên tục cả vị trí không gian và cấu trúc bên trong của các lớp đá để tạo thành nếp uốn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến