Những rào cản chất lượng học tập của trẻ khuyết tật ở Việt Nam

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57350



Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các rào cản trẻ khuyết tật (TKT) đến trường và những rào cản TKT học có chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở Việt Nam. 

Những rào cản TKT đến trường bao gồm nhận thức của cha mẹ hạn chế, gia đình khó khăn, hoặc do công tác tuyên truyền, vận động của địa phương, đặc biệt TKT còn có thể bị từ chối được vào học ở các cơ sở giáo dục dưới các hình thức khác nhau.
Tỉ lệ TKT học tiếp lên THCS còn rất thấp.
Những rào cản TKT học có chất lượng là chưa đánh giá đúng loại và mức độ khuyết tật, cũng như chưa xác định được điểm mạnh, nhu cầu của TKT để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân sát thực.
GV dạy TKT như dạy HS yếu kém, mà chưa biết cách dạy phù hợp với đặc điểm của từng loại tật, trong khi đó thiếu các trang, thiết bị, phương tiện dạy học đặc thù, điều kiện CSVC chưa được cải thiện cho phù hợp với HSKT.
Môi trường tâm lí xã hội cũng chưa thực sự thân thiện với TKT.
Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình lỏng lẻo nên hạn chế hiệu quả giáo dục. Trên cơ sở những phát hiện đó, bài viết đề xuất các biện pháp đối với các cấp quản lí giáo dục và hướng ứng dụng CNTT nhằm giảm thiểu những rào cản chất lượng giáo dục TKT.


Title: Những rào cản chất lượng học tập của trẻ khuyết tật ở Việt Nam
Authors: Nguyễn, Thanh Bình
Keywords: Trẻ khuyết tật;rào cản TKT đến trường;rào cản TKT học có chất lượng
Issue Date: 2013
Publisher: H. : ĐHQGHN
Series/Report no.: Tập 29, Số 2;
Abstract: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về các rào cản trẻ khuyết tật (TKT) đến trường và những rào cản TKT học có chất lượng trong các cơ sở giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Những rào cản TKT đến trường bao gồm nhận thức của cha mẹ hạn chế, gia đình khó khăn, hoặc do công tác tuyên truyền, vận động của địa phương, đặc biệt TKT còn có thể bị từ chối được vào học ở các cơ sở giáo dục dưới các hình thức khác nhau. Tỉ lệ TKT học tiếp lên THCS còn rất thấp. Những rào cản TKT học có chất lượng là chưa đánh giá đúng loại và mức độ khuyết tật, cũng như chưa xác định được điểm mạnh, nhu cầu của TKT để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân sát thực. GV dạy TKT như dạy HS yếu kém, mà chưa biết cách dạy phù hợp với đặc điểm của từng loại tật, trong khi đó thiếu các trang, thiết bị, phương tiện dạy học đặc thù, điều kiện CSVC chưa được cải thiện cho phù hợp với HSKT. Môi trường tâm lí xã hội cũng chưa thực sự thân thiện với TKT. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình lỏng lẻo nên hạn chế hiệu quả giáo dục. Trên cơ sở những phát hiện đó, bài viết đề xuất các biện pháp đối với các cấp quản lí giáo dục và hướng ứng dụng CNTT nhằm giảm thiểu những rào cản chất lượng giáo dục TKT.
Description: Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo dục ; Tập 29, Số 2 (2013) ; tr. 64‐71
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/57350
Appears in Collections:Education Research



Nhận xét

Bài đăng phổ biến